Diễn văn Lễ ra mắt CLB Bóng đá

Kính thưa quý vị đại biểu.

Kính thưa các mạnh thường quân và các nhà hảo tâm.

Thưa quý thầy cô và các em học sinh của 3 CLB.

Trước tiên tôi xin chúc quý vị đại biểu các nhà hảo tâm các mạnh thường quân lời chúc sức khỏe và hạnh phúc.

Lập thành tích chào mừng 68 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ( 22/12/1944-22/12/2012). Đồng thời ra mắt CLB bóng đá, tạo sân chơi bổ ích cho các em chơi để học tập tốt, chơi không cạnh tranh với lối chơi thân thiện. Được sự đồng ý của lãnh đạo cấp trên và được sự quan tâm của Liên đoàn Bóng đá Nauy và sự giúp đỡ của các CLB trên địa bàn thị xã. Nhà trường tổ chức ra mắt CLB bóng đá

Thưa quý vị bóng đá ở trường học là sân chơi bổ ích cho các em, nơi rèn luyện cho các em sức khỏe tốt để học tập, kỹ năng sống;vui để học tập, chơi để mà học, học để mà chơi. Sân chơi cho tất cả các em và thật sự các em đã học tập tốt. Trong đợt thi học sinh giỏi cấp thị xã đã có 8 em đạt giải thì có 6 em nằm trong CLB như em nguyễn Thị Thu Đông em Tống Hồ Huyền Trang… mặt dù mới thành lập nhiều động tác, nhiều kỹ năng còn vụng về, nhưng các em chơi thật sự nhiệt tình.

Đến thời điểm này hầu như buổi sáng đến trường rồi giờ ra chơi các em từng tốp nô đùa với trái bóng tạo không khí ở trường thật sự sội nổi. Những trò chơi hoan nghịch được giảm dần. Đây thật sự là Dự án bóng đá cộng đồng mang lại

Kính thưa quý vị, quý vị hãy nhìn thấy không khí hôm nay CLB trường tiểu học số 2 Hương Toàn ra mắt với tâm trạng các em vui vẻ phấn khởi, tràn ngập niềm vui. Đối với CLB cũng mong rằng được sự quan tâm của dự án và sự lan tỏa của dự án bóng đá cộng đồng tại Việt Nam về Hương Toàn 2 nói riêng và các trường tiểu học trên địa bàn thị xã nói chung. Tất cả học sinh đều được hưởng lợi.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn quý vị, năm 2012 đã lui dần năm 2013 sắp đến xin chúc quý vị đại biểu, quý vị khách mời, các nhà hảo tâm, các CLB quý thầy cô giáo và các em học sinh cùng quý bậc phụ huynh, một năm mới sức khỏe hạnh phúc và tràn ngập niềm vui.

Xin chân thành cảm ơn./.

Hương Toàn, ngày 22 tháng 12 năm 2012

Hiệu trưởng

Nguyễn Xuân Lựa

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Quy chế dân chủ ở Trường tiểu học số 2 Hương Toàn


        PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG TRÀ       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HƯƠNG TOÀN               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
            
       Số:       15    /QĐ-QCDC                    Hương Toàn, ngày 20 tháng11 năm 2012
                                                           
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ
CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HƯƠNG TOÀN
 Năm học : 2012 – 2013
-Căn cứ Luật Lao động ngày 23/6/1994. Nghị định số 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006; qui định nhà nước , theo luật lao động , theo chế độ BHXH theo qui định Tài Chánh .
-Căn cứ Thông tư số 28 /2009/TT-BGDĐ    ngày 21 tháng 10 năm 2009  của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.

- Căn cứ công văn số 1491/SGD&ĐT-GDTH ngày 20 tháng 8 năm 2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 cấp tiểu học;
- Căn cứ Báo cáo số 1193/BC-UBND ngày 22/8/2012 của UBND thị xã H­ương Trà về Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012 và phư­ơng h­ướng nhiệm vụ năm học 2012-2013;
- Căn cứ  hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 cấp tiểu học của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Hương Trà ngày 30 tháng 8 năm 2012;
-Căn cứ Nghị quyết Hội nghị CBCC  ngày 26 tháng 9 năm 2012.
       Trường Tiểu học số 2 Hương Toàn thực hiện một số quy định sau.

I. CÔNG TÁC GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN:
Giáo viên lên lớp phải đầy đủ các loại hồ sơ quy định theo chuyên môn.
1. Soạn giảng :
Thực hiện nghiêm túc qui định soạn giảng: Kế hoạch bài học phải tinh giản,  thể hiện đầy đủ các nội dung cơ bản, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng và chương trình giảm tải làm nổi bật được kiến thức trọng tâm. Tích hợp kiến thức kỹ năng vào bài dạy sao cho phù hợp với yêu cầu. Kế hoạch dạy buổi thứ hai bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu và học sinh năng khiếu Âm nhạc, Mỹ thuật, TDTT...
 Kế hoạch bài học phải soạn trước khi dạy ít nhất là 2 ngày, nếu soạn băng máy bài soạn phải được gửi qua Mail ( Tổ trưởng, tổ phó, chuyên môn và Hiệu trưởng nhà trường). Soạn viết nộp vào sáng thứ hai đầu tuần, được Tổ trưởng hoặc Tổ phó kiểm tra phê duyệt vào chiều thứ sáu hoặc chiều thứ hai . Tổ phó và Tổ trưởng chịu trách nhiệm trước Ban giám hiệu nhà trường. Hồ sơ và kế hoạch bài dạy được kiểm tra thường xuyên( đối chiếu quá trình lên lớp của giáo viên kế hoạch dạy học có khớp với bài soạn không?). Tuần thứ tư trong tháng Tổ chuyển tất cả các loại hồ sơ về Ban giám hiệu nhà trường để kiểm tra.
Các tiết thực hành thí nghiệm phải thực hiện nghiêm túc. Giáo viên đứng lớp và giáo viên bộ môn phải lập kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học ngay trong tuần và tháng. Dán trên tủ đồ dùng của mình để thực hiện.
Kế hoạch bài học cuối học kỳ và cuối năm đều nộp cho nhà trường để làm minh chứng. Kế hoạch dạy học và công tác được treo ở phòng Hội đồng vào sáng thứ hai đầu tuần.
2. Lên lớp :
- Dạy theo phân phối chương trình. Bài dạy cần bám sát yêu cầu của chương trình, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, làm nổi bật các trọng tâm, khắc sâu được kiến thức cơ bản. Quan tâm đến học sinh giỏi và học sinh yếu.
- Giáo viên phải nắm vững chương trình nội dung SGK và tài liệu tham khảo  (nếu có) để có thể lựa chọn được nội dung, phương pháp của từng bài dạy một cách hợp lí. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm; Dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột; Dạy học Inter… Chống dạy chay luôn luôn có đồ dùng dạy học để tạo hưng phấn học tập cho các em.
 - Tổ trưởng, BGH kiểm tra hồ sơ chuyên môn và dự giờ báo trước và không báo trước, sau khi dự giờ xong có bài khảo sát chất lượng học tập và tiếp thu bài của học sinh ( bài khảo sát với thời lượng từ 10 đến 15 phút) giáo viên đều  phải chấp hành.
3. Dự giờ trong năm học :
+ Giáo viên dạy  hội giảng hoặc thao giảng do Nhà trường, Tổ chuyên môn tổ chức:  2 tiết dạy/học kỳ; giáo viên  dự giờ đồng nghiệp ít nhất: 9 tiết /học kỳ. Những tiết trường, cụm tổ chức không được tính vào tiết dự giờ.
* Những giáo viên đăng ký soạn bài dạy bằng máy vi tính, thì ít nhất mỗi tháng phải có 2 tiết soạn giảng bằng Power point để dạy cho học sinh. Đối với giáo viên có bằng A vi tính mà soạn bằng viết, thì ít nhất phải soạn mỗi học kỳ 2 tiết Power point để dạy. Máy chiếu và máy vi tính để giảng dạy nhà trường sẽ đáp ứng theo yêu cầu.
- Sổ dự giờ của giáo viên theo mẫu chung của nhà trường. Khi đi dự giờ giáo viên ghi theo đúng trình tự của sổ, cuối năm nộp lại để lưu vào hồ sơ trường.
-Hàng tháng tổ trưởng tổng hợp phiếu dự giờ của Tổ cho phó Hiệu trưởng sau khi đã dự kiến cho điểm xếp loại . Các phiếu đánh giá giờ dạy do Phó hiệu trưởng và Tổ trưởng xếp loại tiết dạy, ký, lưu trữ sau khi đã được kiểm tra. Sau khi dự giờ Tổ trưởng góp ý giờ dạy, tổ phó ghi vào biên bản chi tiết.
4. Công tác kiểm tra bài học sinh :
- Đề kiểm tra khảo sát đầu năm, học sinh giỏi, học kỳ và giữa học kỳ I; II, Giao lưu học sinh giỏi giáo viên phải thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch của nhà trường. Các bài kiểm tra, chấm bài phải đúng theo hướng dẫn của Bộ, của Sở GD-ĐT.
  - Sổ điểm phải ghi đồng nhất một màu mực. Việc sửa chữa phải đúng quy định sai xanh sửa đỏ không dùng bút xóa. Giáo viên ghi  điểm vào học bạ có lời nhận xét rõ ràng , mạch lạc động viên khuyến khích học sinh. Tổ trưởng phải kiểm tra và nhắc nhở một cách thường xuyên. Học bạ của học sinh để tại văn phòng nhà trường, không được tự ý mang về nhà.
5. Công tác bồi dưỡng, dạy thêm học thêm:
-Giáo viên phải thực hiện nghiêm túc việc bàn giao lớp theo chương trình hành động của Ngành có văn bản cụ thể và các hồ sơ liên quan.  Đầu năm tất cả giáo viên phải khảo sát chất lượng đầu năm, phân loại học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh năng khiếu. Trường hợp giáo viên theo lớp thì việc khảo sát  không cần thiết mà chỉ lấy chất lượng cuối năm để xây dựng kế hoạch. ( khảo sát lớp mình theo chỉ mang tính chất hổ trợ cho việc xây dựng kế hoạch của mình).    
-Giáo viên thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy và chủ nhiệm lớp đúng theo quy định của Nhà nước  23 tiết đối với giáo viên Tiểu học; (20 tiết dạy và 3 tiết chủ nhiệm). Bồi dưỡng học sinh giỏi, yếu kém: đây là việc làm thường xuyên của giáo viên, cần tận dụng cơ sở vật chất của nhà trường để tổ chức bồi dưỡng cho học sinh giỏi, học sinh yếu kém…và không quên giúp đỡ học sinh khá và trung bình về phương pháp học tập. Buổi thứ nhất được chi trả vào quỹ lương buổi thứ hai được chi trả vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu, học sinh năng khiếu và làm thêm ngoài giờ sẽ thanh toán bằng nguồn ngân sách  giảng dạy cả ngày ( nguồn kinh phí chi 1 buổi dạy 4 tiết từ 60.000 đồng đến 70.000 đồng và làm thêm ngoài giờ được chi trả 50.000 đồng)- Giáo viên bộ môn mỗi tuần đến trường làm việc 6 buổi và nếu chưa đủ tiết thì giáo viên phải làm việc thêm theo sự phân công của BGH. ( kiêm nhiệm một số công việc có liên quan).
-Giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi Toán, Tiếng Việt, Anh văn ngoài sự ủng hộ của phụ huynh. Nhà trường sẽ chi trả số buổi dạy tương ứng với số tiết dư 15.000 đồng/ tiết bằng nguồn ngân sách  giảng dạy cả ngày .
-Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, học sinh yếu. Thành lập các Câu lạc bộ đi vào hoạt động cuối tháng 10/2012. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, nêu thời gian thực hiện, kinh phí thực hiện .
- Việc bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh năng khiếu khối 3-4-5 phải được tiến hành suốt năm học. Trong thời gian nghỉ hè CBGV-NV tham gia bồi dưỡng giúp đỡ học sinh trong hè, để đủ kiến thức lên học lớp trên, phải đăng ký tham gia. Kinh phí hổ trợ do phụ huynh tự nguyện đóng góp ủng hộ. Người tham gia bồi dưỡng lớp ít hoặc nhiều đều hưởng lợi như nhau. Trích 80% cho người trực tiếp giảng dạy và 20 % chi trả điện nước và hổ trợ cho bộ phận gián tiếp. Giáo viên giảng dạy lớp 1 nếu có học sinh yếu cuối năm, thì giáo viên đó phải bồi dưỡng các em trong hè để các em có đủ điều kiện lên lớp. Đồng thời thực hiện chương trình hành động của Ngành giáo viên giảng dạy phải thực hiện nghiêm túc việc theo lớp và bàn giao lớp. Phần kinh phí hổ trợ thực hiện theo liên bộ. Người dạy bồi dưỡng học sinh giỏi học sinh năng kiếu phải đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường ,  thị xã trở lên và nhiều năm đạt chiến sĩ thi đua cơ sở.
6. Sáng kiến cải tiến kỹ thuật- đồ dùng dạy học:
- Mỗi học kỳ, mỗi tổ phải có ít nhất ba báo cáo chuyên đề, báo cáo chuyên đề  là những SKCTKT được Hội đồng  nhà trường xét SKKTKT xếp loại A. Hoặc là những SKKN hay những chuyên đề được tập huấn ở cấp trên. Việc viết Sáng kiến kinh nghiệm theo quy định của Sở GD&ĐT, được phổ biến, áp dụng trong trường và lưu giữ lâu dài tại trường.
-   Làm đồ dùng dạy học tự làm mỗi tổ làm 01 cái / năm      
    7. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn:
Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần/ tháng.( 01 ở cụm 01 ở trường ). Giáo viên Tổ nào tham gia sinh hoạt ở tổ đó. Nội dung bài dạy hoặc chuyên đề đều phải lên kế hoạch trước 5 ngày, lúc đi dự hoặc sinh hoạt Tổ chuyên môn phải đọc và nghiên cứu tài liệu để tham gia ý kiến đóng góp xây dựng. Ghi chép vào sổ dự giờ và biên bản của Tổ. Bên cạnh các tổ theo định biên của Nhà nước. Nhà trường thành lập thêm Tổ bồi dưỡng học sinh giỏi gồm các giáo viên đặc thù và giáo viên 1.1 được phòng GD&ĐT điều động tham gia bồi dưỡng tại thị xã. (Phần phụ cấp trích vào ngân sách dạy hai buổi cả ngày)
II.CÔNG TÁC CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ TRONG TRƯỜNG HỌC;
1.Công đoàn:
Tiếp tục xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh. Củng cố  ban chấp hành công đoàn; Tổ khối trưởng kiêm nhiệm Tổ trưởng Công đoàn của Tổ mình; có đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định; lắng nghe ý kiến của quần chúng, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên Công đoàn. Mỗi quý phải công khai minh bạch những khoản đóng góp của đoàn viên và việc thu chi của Công đoàn ( kinh phí trên cấp, kinh phí trích 1% quỹ lương…). Tổ chức thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ và những công việc khác theo Nghị quyết của Công đoàn. Xây dựng kế hoạch tham quan và quy chế tham quan. Khen thưởng kịp thời động viên đoàn viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp thị xã, hiến máu nhân đạo… Xây dựng tập thể đoàn kết nhất trí, vững về chính trị, mạnh về chuyên môn nghiệp vụ. Công đoàn động viên đoàn viên tích cực tham gia học tập chính trị và nghiệp vụ đầy đủ. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh là đạo đức là văn minh, Công đoàn phải thực sự là đòn bẩy thúc đẩy chuyên môn.
2.Chi đoàn:
Đoàn viên thanh niên trong nhà trường đi đầu trong giảng dạy, tham gia lao động công ích tại trường, cùng với học sinh tham gia lao động tổng vệ sinh cơ quan vào chiều thứ sáu hàng tuần ( 16 giờ) làm tốt công tác nhà trường giao,  trồng cây bóng mát , cây xanh và hoa ở các bồn hoa…, mũi nhọn  tiên phong trong công tác và hoạt động ngoài giờ.
3. Đội TNTP Hồ Chí Minh:
Tổng phụ trách  phải xây dựng kế hoạch hoạt động năm tháng tuần và thực hiện nghiêm túc thông tư 28 với số tiết dạy 7 tiết trên/tuần. Hai tuần phải tổ chức cho điểm Triều Sơn Trung sinh hoạt một lần vào buổi chiều trong tuần. Hằng tháng tổ chức sinh hoạt chủ điểm, kể chuyện Bác Hồ dưới cờ đầu tuần có đánh giá khen thưởng ( quà bằng hiện vật). Củng cố Ban chỉ huy Liên chi đội, xây dựng đội trống đội cờ, đội nghi thức có tính chất kế thừa. Thành lập đội tự quản về “ an toàn giao thông”. Tổ chức múa hát sân trường vào giờ ra chơi, vệ sinh sân trường lớp học. Xây dựng trường học thân thiện, tổ chức phong trào chăm sóc di tích lịch sử tại địa phương, đình làng, nghĩa trang và quyên góp giúp bạn nghèo, các bạn bị bão lụt thiên tai.
4.Ban thanh tra nhân dân:
Thanh tra nhân dân kiểm tra đơn thư khiếu nại khiếu tố, thư nặc danh, thực hiện quy chế chuyên môn., kế hoạch hóa gia đình, giải quyết chế độ chính sách, công khai tài chính, có văn bản gửi qua chi bộ và nhà trường để thực hiện công tác kiểm tra. Sau khi kiểm tra xong phải có kết luận về ưu điểm khuyết điểm, những tồn tại hạn chế. Văn bản phải được thông qua hội đồng sư phạm nhà trường.

5. Hình thức báo cáo:
Làm việc theo kế hoạch đã xây dựng, lên kế hoạch hàng tuần có đánh giá ưu điểm khuyết điểm, những đề xuất cần thiết cho việc dạy và học. Làm tốt công tác tham mưu, cập nhật thông tin kịp thời. Kế hoạch của tổ khối phải chuyển qua Mail cho nhà trường vào chiều thứ sáu hàng tuần. (thhuongtoan2@gmail.com)
III.  CÔNG TÁC KIỂM TRA:
1. Quy định kiểm tra: Khi kiểm tra phải ghi vào Sổ của cán bộ giáo viên công nhân viên, vào Phiếu kiểm tra, có nhận xét ưu khuyết điểm, kiến nghị; tất cả thành viên được biết và ký vào Sổ hay Phiếu kiểm tra
Kiểm tra  các loại hồ sơ theo quy định của chuyên môn; kiểm tra hồ sơ theo chuyên ngành; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch; kiểm tra các loại hồ sơ của các tổ chức chính trị trong nhà trường,  do BGH, Ban thanh tra nhân dân,tổ trưởng và tổ phó thực hiện.
Hiệu trưởng sẽ xếp loại chung trên cơ sở Phiếu kiểm tra. Ngoài ra Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng sẽ kiểm tra đột xuất tất cả các hoạt động của từng cá nhân và các bộ phận trong Nhà trường.
2. Quy định thời gian kiểm tra:
          + Tổ trưởng chuyên môn  được kiểm tra kế hoạch bài học 1 tuần 1 lần . Phó Hiệu trưởng 2 lần/ tháng. Sau khi dự giờ Tổ trưởng và tổ phó phải ra đề khảo sát để nắm được sự tiếp thu bài của học sinh có hướng khắc phục hoặc phát huy.
+ Mỗi học kỳ Tổ trưởng và Tổ phó dự ít nhất 2 tiết / giáo viên và lấy tiết này làm công tác kiểm tra chuyên môn; việc thi giáo viên dạy giỏi cấp trường thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của  phòng GD&ĐT Hương Trà.
          + Hiệu trưởng và Hiệu phó kiểm tra thường xuyên; dự giờ theo từng phần, dự giờ theo chuyên đề.
+ Tất cả giáo viên đều được kiểm tra tay nghề hàng năm;  đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cấp trường ( phần lý thuyết và 2 tiết thực hành).

Ngoài ra tất cả cán bộ giáo viên, công nhân viên được thanh kiểm tra đột xuất và chịu sự giám sát của Ban thanh tra nhân dân.
3. Đối với Tổ trưởng chuyên môn và Tổ văn phòng:
Kiểm tra hồ sơ của giáo viên bao gồm: Kế hoạch bài học trong đó có phần dạy chính khóa và phần dạy tăng tiết, phần dạy giáo dục địa phương, an toàn giao thông, quyền và bổn phận trẻ em…, Sổ Kế hoạch giảng dạy theo tuần, Sổ dự giờ, lịch báo giảng, kế hoạch sử dụng đồ dung dạy học, sổ chủ nhiệm phải ghi cụ thể theo dõi sự tiến bộ của học sinh.
          Kiểm tra việc thực hiện chương trình giảng dạy của các tổ viên.
 Kiểm tra công tác bồi dưỡng, học sinh, việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên…Kiểm tra việc mượn thiết bị dạy học; mua sắm sửa chữa kịp thời khi có đề xuất của giáo viên.
 Kiểm tra việc đánh giá HS (đủ số bài, đề KT phù hợp, chấm bài công bằng, sửa chữa lỗi cho HS, trả bài đúng thời gian quy định, có đổi mới hình thức KT; cắt bài rọc phách có chữ ký của người chấm chung).
Tổ văn phòng phải làm tròn công việc các cấp giao, xây dựng kế hoạch làm việc cho tổ, cho cá nhân. Tổ trưởng báo cáo công việc hàng ngày vào lúc 16 giờ 15 phút cho lãnh đạo nhà trường. Kịp thời thông tin về chính sách lương tiền, nâng lương định kỳ, nâng lương sớm, nghỉ hưu chuyển công tác… Công khai minh bạch các chế độ chính sách cho người lao động biết.Tài chính hàng quý công khai trước hội đồng sư phạm nhà trường.
4. Thực hiện thanh tra theo Quyết định của Phòng Giáo dục - Đào tạo và của hiệu trưởng hoặc chủ tịch công đoàn và theo Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006.
Thực hiện việc thanh tra chuyên đề, thanh tra toàn diện theo kế hoạch thanh tra của Phòng Giáo dục - Đào tạo, kế hoạch của trường.
Khi thanh tra phải theo đúng các quy định hiện hành.
Hồ sơ thanh tra chuyên đề, thanh tra toàn diện cơ sở giáo dục do hiệu trưởng lưu trữ. Hồ sơ thanh tra toàn diện nhà giáo do phó hiệu trưởng lưu trữ.

IV. CÔNG TÁC THI ĐUA

Ban thi đua của nhà trường làm việc một cách thường xuyên, khen thưởng và động viên kịp thời; thực hiện nghiêm túc việc quy định khen thưởng năm 2012 của  BỘ GD&ĐT.
Đối với học sinh: Khen thưởng tất cả học sinh Giỏi và học sinh có thành tích về năng khiếu. Học kỳ I chỉ tặng bằng giấy khen; học kỳ II giấy khen và hiện vật ( Mức thưởng do Hội đồng thi đua thống nhất). Nguồn kinh phí do phụ huynh và các nhà hảo tâm ủng hộ.
Đối với CBGV-NV: Khen thưởng CBGV-NV đạt thành tích trong năm từ LĐTT trở lên, thực hiện nghiêm túc luật thi đua khen thưởng hiện hành của Nhà nước.
Khen thưởng đột xuất đối với CBGV-NV có bồi dưỡng học sinh Giỏi và học sinh năng khiếu đạt cấp thị xã:
Mức thưởng GVCN: 50.000 đồng.
CBGV-NV trực tiếp bồi dưỡng: 100.000 đồng đạt giải khuyết khích; 150.000 đồng đạt giải ba; 200.000 đồng đạt giải nhì và 250.000 đồng đạt giải nhất. ( Có nhiều học sinh đạt giải Ban thi đua chỉ tính giải cao nhất để tặng thưởng ). Có học sinh đạt giải cấp tỉnh người tham gia trực tiếp bồi dưỡng được tặng thưởng 300.000 đồng. Nguồn kinh do BGH vận động  mạnh thường quân, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức chính trị xã hội.
Thưởng cho Tổ xuất sắc; lớp xuất sắc sẽ được bình bầu và xét cuối năm.
V.GIỜ HÀNH CHÁNH CỦA NHÀ TRƯỜNG :                     
          Bộ phận gián tiếp làm việc theo quy định của nhà nước.
GV trực tiếp giảng dạy thực hiện theo thông tư hướng dẫn. ( Số tiết giảng dạy phải đảm bảo theo yêu cầu).       
+ Thứ hai chào cờ đầu tuần vào lúc 7 giờ 00 phút kết thúc lúc 7 giờ 20 phút. Từ 7 giờ 25 phút đến 7 giờ 45 phút tổ chức trực báo đầu tuần, 8 giờ vào học tiết 2.
+ GV khu vực Triều Sơn Trung thực hiện chào cờ đầu tuần như ở điểm chính. ( Người được phân làm tổ trưởng hoặc tổ phó- kiêm công tác khu trưởng). Hằng tuần Tổ văn phòng sẽ cử người tham dự cùng các em.
+ Nội dung chào cờ: Phần nghi thức nhận xét đánh giá hoạt động vui chơi và học tập triển khai nhiệm vụ do TPT. Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và nói chuyện của Hiệu trưởng hoặc phó Hiệu trưởng.
 +GVCN đến buổi trực của mình phải có mặt tại trường, lớp trước giờ học 15 phút thực hiện chỉ đạo HS trực nhật vệ sinh trường lớp ,theo dõi tình hình hoạt động của nhà trường. ( Ghi chép vào sổ trực)
+Giáo viên bộ môn: Đối với môn học tự chọn GV bộ môn lên lịch giảng dạy; số tiết còn lại dùng cho việc  dạy câu lạc bộ và bồi dưỡng học sinh năng khiếu ( số tiết 18 đến 20 tiết). Dạy Anh văn theo chương trình mới  giáo viên thực hiện đủ 18 tiết, giáo viên có con nhỏ dưới 12 tháng được trừ 2 tiết .( Đến trường làm việc mỗi tuần 6 buổi)
1/Trường hợp thường xuyên đi trể ,về sớm từ 10- 15 phút trở lên ,Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng ; Tổ phó ghi chép theo dõi vào sổ chấm công có minh chứng xét thi đua cuối năm học . Hằng tuần khi trực báo Tổ trưởng báo trước Hội đồng sư phạm nhà trường.
        2/Thực hiện việc quản lý ngày giờ công bằng sổ chấm công theo mẫu, hàng ngày giáo viên thực hiện ký vào sổ khi hết giờ dạy, công tác , sổ do phó Hiệu trưởng phối hợp tổ trưởng thực hiện và quản lý trực tiếp , treo sổ nơi thuận tiện , an toàn  tiện CB – GV ký theo dõi dễ dàng. Ngày thứ bảy hoặc chủ nhật CBGV-NV tham gia làm những công việc của nhà trường đều có giải quyết chế độ làm thêm ngoài giờ.
        3/Trong giờ hành chánh BGH – GV - NV các bộ phận phải  sắp xếp nơi làm việc sạch sẽ , gọn gàng ngăn nắp trật tự  và giữ vệ sinh chung . Tôn trọng , không làm phiền người khác đang làm việc . Tiếp khách phải lịch sự. Không sử dụng điện thoại trong quá trình giảng bài, hội họp( để chế độ rung). Tổ văn phòng có nhiệm vụ cử người phục vụ tiếp khách, khi có khách đến làm việc với BGH nhà trường. Không tiếp khách bằng thuốc lá trong cơ quan.
        4/Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của người lao động , chăm lo cải thiện điều kiện công tác , sinh hoạt hội họp , bảo quản phương tiện làm việc, tránh lãng phí , tham ô(ngày giờ công), thực hành tiết kiệm có lợi cho tập thể .
        5/ Xây dựng kế hoạch cụ thể , tôn trọng tập thể , dân chủ , bình đẳng phát huy quyền làm chủ tập thể , lắng nghe cấp dưới phát biểu tích cực đấu tranh chống tiêu cực.
VI. Về Chế Độ Nghỉ Phép Qui Định như Sau :  
     
       1/ Việc nghỉ phép đột xuất , bệnh tật , thiên tai bất ngờ , hiếu hĩ  ( tứ thân phụ mẫu ) giáo viên làm đơn gởi BGH giải quyết . trong đơn đính kèm giấy xác nhận của Y , bác sĩ , xác nhận của chính quyền địa phương . Để chuyển về Phòng GD&ĐT thị xã xin cấp giấy phép. Điều 78 Luật Lao động. Người lao động được hưởng lương vào các trường hợp sau- Kết hôn được nghỉ 3 ngày; con kết hôn được nghỉ 1 ngày; Bố mẹ ( chồng, vợ) con cái chết được nghỉ 3 ngày. , nếu từ 03 ngày trở lên phải có ý kiến Phòng GD & ĐT thị xã . (Không giải quyết xin qua điện thoại); tất cả mọi trường hợp đều phải có đơn xin. CBGV-NV nếu hai lần nghỉ không có đơn, nhà trường sẽ thành lập Hội đồng kỷ luật thực hiện theo chế độ hiện hành, gửi văn bản lên lãnh đạo cấp trên.
       2/Các trường hợp nghỉ nằm viện , đi học , hội nghị do trên triệu tập , đi công tác do điều động ( có sự đồng ý của phòng GD&ĐT thị xã)  sẽ bố trí GV dạy thay ,  không bỏ lớp trống .
          3/Trường hợp nghỉ việc riêng ( nghỉ 1 ngày) phải có sự đồng ý của Tổ trưởng chuyên môn, để Tổ trưởng bố trí dạy thay và có sự đồng ý của BGH nhà trường,( hoặc người nghỉ có thể nhờ GV khác dạy thay giúp đỡ nhau nhưng không quá 2 ngày; người dạy thay phải ký vào đơn xin) , không thanh toán tiền cho người dạy thay , trường hợp khộng có người dạy thay giáo viên phải ghi vào đơn xin dạy bù vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật trong tuần liền kề. Tổ trưởng và tổ phó chịu trách nhiệm theo dõi (không cho lớp nghỉ ). Trường hợp nghỉ không có lý do nhà trường phân công người dạy thì số tiền lương được chia cho 20 ngày  sung vào quỹ Công đoàn.
         4/ Các trường hợp nghỉ không có lý do chính đáng hoặc thường xuyên nghỉ trong năm với nhiều lý do , sẽ không được chấp nhận , đều kể như nghỉ không phép , vi phạm nội qui , qui chế đơn vị thì Hội đồng thi đua không xét thi đua cuối năm và CBGV-NV xét thi đua nằm sau cùng thì phải tham gia đi nghĩa vụ giảng dạy ở nơi khác.
        Trang trong nhà trường :
Việc thực hiện văn hoá công sở nhằm các mục đích sau đây:
1. Bảo đảm tính trang nghiêm và  hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Khi có Lế hội ở cơ quan hoặc đón các đoàn cấp trên về thanh tra …  và sáng thứ hai đầu tuần nữ ăn mặc áo dài, nam thắc cà vạt . Các buổi lễ và chào cờ đầu tuần tất cả CBGV-NV và HS đều phải hát quốc ca.
2. Xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
          3. Đối với cá nhân:
          a. Đăng ký thi đua:
          Mỗi CBGV-NV đăng ký thi đua ngay từ đầu năm học;
CBGV-NV phải thực hiện tốt chỉ tiêu của lớp; tổ phấn đấu cho bản thân, chất lượng giảng dạy bộ môn để đăng ký và tìm những biện pháp thích hợp để phấn đấu.( Chú ý là các chỉ tiêu của cá nhân không được thấp hơn chỉ tiêu chung của trường). Cuối năm học trên 50% giáo viên theo lớp của mình.
          b. Báo cáo thành tích cuối năm:
Mỗi giáo viên có báo cáo thành tích cá nhân  theo mẫu có sẵn đối LĐTT 1 bản còn CSTĐCS trở lên 3 bản.
Đổi mới trong giảng dạy đối LĐTT 1 bản, CSTĐCS 3 bản, CSTĐCT 5 bản
          Nhà trường dựa trên các tiêu chí trên để xét thi đua cuối năm học các kỳ nâng lương sớm, nâng lương định kỳ, thuyên chuyển và tham gia nghĩa vụ giảng dạy ở đơn vị khác.
 Nơi nhận:                                                                                  Hiệu trưởng

             -Phòng GD&ĐT thị xã; ( báo cáo)
-HT, PHT;
             -Tổ trưởng và giáo viên;( thực hiện)                                                                 
              -Lưu: VT.

      Nguyễn Xuân Lựa
                                      

Giải trình kế hoạch 2013-2014



PHÒNG GIÁO DỤC VÀ  ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2HƯƠNG TOÀN
     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     Số:        12    /GTKH 2013-2014


                                         
Hương Toàn, ngày 21 tháng12 năm 2012



BÁO CÁO
THỰC TRẠNG NĂM HỌC 2012-2013
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NĂM HỌC 2013-2014 VÀ DỰ KIẾN 2014-2015

I. Thuận lợi        
- Trường luôn được sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hương Trà, của Đảng ủy, HĐND, UBND xã Hương Toàn, Chi bộ nhà trường, các thôn đội và Hội cha mẹ học sinh.
- Đội ngũ được bố trí ổn định, thuận lợi trong công tác, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn; cơ sở vật chất và các điều kiện khác về cơ bản được đầy đủ như phòng học, chỗ ngồi, các trang thiết bị và đồ dùng giảng dạy...; 100% học sinh được học 2 buổi/ngày.
- Học sinh phần lớn có đầy đủ sách giáo khoa, vở, viết và các dụng cụ học tập, tham gia tích cực trong học tập và rèn luyện, đi học chuyên cần, ăn mặc sạch sẽ và đồng phục 100% khi đến trường.
II. Khó khăn:
- Địa bàn trường rộng và cơ sở lẻ cách xa với  trung tâm;
- Mặt bằng dân trí của bộ phận dân địa bàn còn thấp.
- Đời sống nhân dân chủ yếu là nông nghiệp chưa có bước phát triển vượt bậc về kinh tế, đời sống còn khó khăn ảnh hưởng đến sự đầu tư của phụ huynh đối với con em.
- Một số ít phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em, hầu hết khoán trắng cho nhà trường.
       - Học sinh theo gia đình đi làm ăn xa chưa qua mẫu giáo vẫn còn vào lớp1 chậm so với các bạn, trẻ chậm phát triển trí tuệ vẫn còn, sự quan tâm chăm sóc sức khoẻ của một bộ phận phụ huynh đối  với con em chưa nhiều, địa phương vùng thấp trũng hạn chế các hoạt động của trường trong mùa mưa lụt; đời sống và sinh hoạt học tập của học sinh còn khó khăn;
- Về cơ sở vật chất cơ bản có để phục vụ dạy học và các hoạt động, còn 4 phòng học cấp 4 xuống cấp (ở  điểm chinmhs 1 và Triều Sơn Trung 03, vệ sinh môi trường chung quanh chưa đảm bảo; thiếu tường rào bao quanh, cổng trường, chưa có phòng học đa chức năng .
III. Kết quả đạt được trong thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 của các cấp, bậc học (mốc đánh giá đến tháng 01/12/2012):
- Bước vào năm học 2012 -2013Trường Tiểu học số 2 Hương Toàn có 20 lớp với số lượng học sinh 582 em / 294 nữ. Chia làm 5 khối như sau:
SỐ LƯỢNG HỌC SINH                  
Khối lớp
Kế hoạch giao
Thực hiện
Lớp
Học sinh
Nữ
Lớp
Học sinh
Nữ
1
4
98
56
4
103
59
2
4
111
63
4
112
55
3
4
132
53
4
133
70
4
4
127
66
4
130
68
5
4
107
57
4
104
43
Cộng
20
575
295
20
582
295
·        Số liệu trên tăng so với kế hoạch: 07 em- Lý do: chuyển đến 02 em + 05 em đội 12B Hương Vinh vào lớp 1
Tổng số trẻ 6 tuổi tại địa phương : 96 em. Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 96/96 đạt tỷ lệ 100 % Tỷ lệ trẻ 11 tuổi HTCTTH : 116/122 đạt tỷ lệ 95%
- Số học sinh học 9-10 buổi/ tuần:  582/ 582 đạt tỷ lệ 100%.  Tổng số trẻ  đang học lớp 5 hiện nay:  104  em, nữ  43. Trong đó học sinh ĐĐT (2002): 97 em,
 nữ :  41 em.

Số lượng học sinh năm 2012 – 2013 chia theo độ tuổi như sau:                        

Dân số
SL
Chia ra


Ghi chú

Tổng số thuộc địa bàn trường
Đang học ở trường
ngoài địa bàn và Bỏ học
Hiện đang học tại trường
Tổng số hiện có trên lớp
L1
L2
L3
L4
L5
Ngoài địa bàn đến học


Lớp
x
x

x







+ 6 tuổi
96
0
101
96
101




5/2 nữ
Theo GĐ
+ 7 tuổi
104

106

2
104



2/2 nữ
Theo GĐ
+ 8 tuổi
128

135


8
127


7/5 nữ
Theo GĐ
+ 9 tuổi
123

130


1
6
123

5/4 nữ
Theo GĐ
+ 10 tuổi
97

103




7
96
6/2 nữ
Theo GĐ
+ 11 tuổi trở lên
8

8





8





+) Thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học:
        Thực hiện giảng dạy đúng nội dung chương trình, kế hoạch dạy học, đa số giáo viên đã thực hiện theo yêu cầu chương trình chính khoá về chuẩn kiến thức kĩ năng và dạy theo điều chỉnh giảm tải. Song có giáo viên điều chỉnh giảm tải không đúng ( Trong soạn và giảng theo tài liệu quy định của Sở giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế).
          +) Đánh giá trình độ nắm chương trình, nội dung giảng dạy:
Giáo viên đa số đã nắm vững nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ bài dạy theo chuẩn KT,KN từng môn, xây dựng kế hoạch thực hiện theo yêu cầu chương trình, nội dung bộ quy định của Bộ GD & ĐT, có giáo viên thực hiện tốt nội dung chương trình giáo dục đạo đức rèn luyện hạnh kiểm theo 5 nhiệm vụ của học sinh, có lồng ghép giáo dục môi trường, kĩ năng sống, an toàn giao thông, quyền, bổn phận trẻ em.
          +) Đánh giá trình độ vận dụng phương pháp:
            - Ưu điểm: Giáo viên biết căn cứ mục tiêu, yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng bài dạy, để lựa chọn phương pháp phù hợp. Vận dụng nhuần nhuyển các phương pháp đặc trưng của từng môn, có đổi mới phương pháp, hình thức dạy học nhóm ( K5), có sử dụng ĐDDH, pháp huy tính tích cực của học sinh ( K2 ). Giáo viên đa số trình bày bảng rõ ràng, ngôn ngữ cụ thể chính xác, phân phối thời gian hợp lí.
          - Khuyết điểm : Tuy vậy, còn có giáo viên tiến trình dạy chưa thích hợp
( K5- Ôn tập- phải làm bài tập trước, hỏi kiến thức sau ), có lúc chưa tích cực hóa hoạt động học sinh, còn chưa gợi mở để học sinh chủ động tự rút ra kiến thức
( K1, K4), có lúc còn sử dụng ĐDDH, bảng con chưa hợp lí ( K3), chưa kết hợp công nghệ thông tin vào giảng dạy nhuần nhuyển, sinh hoạt nhóm chưa hiệu quả, phân phối thời gian có tiết chưa hợp lí, chưa chú ý đến nhiều đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh khá giỏi ( nêu cách giải khác ).
b, Tổng hợp kết quả xếp loại giờ dạy do cán bộ thanh tra dự :
          Tổng số giờ dự : 56, Trong đó:        Loại tốt : 38,  Loại khá : 18
                                                                   Loại đạt yêu cầu : 0, Loại Chưa đạt : 0
c, Nhận xét chung về kết quả giảng dạy:
+Khảo sát 670 lượt học sinh  2 môn Toán và Tiếng Việt :
          Tiếng Việt có  298/339  em đạt yêu cầu trở lên chiếm 87,9 %
          Toán có  323/ 358  em đạt yêu cầu trở lên chiếm 90,2  %
 Bình quân 2 môn toán và tiếng Việt: 89,1%
          - Ưu điểm: Học sinh phần lớn nắm được kiến thức, kĩ năng cơ bản của bài học, chủ động tiếp thu bài, vận dụng kiến thức kỹ năng làm bài được, chất lượng học sinh lớp 4, lớp 5 khá tốt.
          - Tồn tại: Chưa chú ý đến các đối tượng học sinh, chất lượng học sinh một số lớp còn thấp chỉ bình quân 76% đạt yêu cầu. Bài làm học sinh chưa biết cách trình bày ( khối 5 ), bài lượng khá giỏi còn thấp, chữ viết còn một  số còn cẩu thả, chưa đúng mẫu. Gv chưa hướng dẫn học sinh  sửa chữa, trình bày vở, bài làm
( Khối 2).
+) Soạn bài, chuẩn bị bài :
Đa số giáo viên có đầy đủ hồ sơ chuyên môn, hồ sơ rõ ràng, phần lớn giáo viên trình bày vi tính. Giáo viên đã soạn bài đầy đủ, có chất lượng theo chuẩn KT,KN, giảm tải ở một số môn mình dạy song cũng còn giáo viên soạn chưa đúng trọng tâm, chưa chú ý đến giảm tải ( giáo viên nhạc), chuẩn bị bài khá chu đáo.
Khuyết: Còn một số giáo viên còn soạn một số tiết, tiết chào cờ và sinh hoạt tập thể chưa chi tiết, chưa thể hiện trọng tâm bài, hệ thống câu hỏi sơ sài, chưa bổ sung rút kinh nghiệm sau tiết dạy, còn bỏ sót một số tiết, chưa soạn giáo dục địa phương, cập nhật điều chỉnh giảm tải chưa thường xuyên theo yêu cầu.
- Một số tiết soạn còn sơ sài, hệ thống câu hỏi chưa tốt. Một số tiết dạy buổi học tăng tiết soạn quá sơ sài,  tiết ôn tập và sinh hoạt, soạn còn chung chung.  Một số tiết chưa thể hiên trọng tâm bài, chưa thể hiện rõ nội dung chính, ngày tháng ghi bút chì, hoặc không ghi ngày tháng .
+ Trong một số tiết dạy, giáo viên tổ chức học nhóm cho học sinh còn ít,  chưa quán xuyến được học sinh. Chưa huy động được toàn nhóm cùng làm việc để xây dựng kiến thức.
- Một số bài chấm song chưa chú trọng chữa và hướng dẫn học sinh tự chữa theo lời nhận xét của giáo viên. Một số giáo viên còn chấm chưa thường xuyên, chất lượng chấm chữa chưa cao vì còn ít chữa, không chú trọng chữa bài cho học sinh hoặc hướng dẫn học sinh tự chữa bài. Một số giáo viên chữa điểm chưa đúng quy chế, cập nhật ngày vắng chưa đồng nhất. Chưa thường xuyên chấm vở sạch, rèn chữ viết cho học sinh theo tháng học ( K1,2.), đánh giá nhận xét chưa khách quan, chấm VSCĐ chưa đúng quy định, chấm VSCĐ vào nhiều loại vở, cần tăng cường chấm chữa Hs đọc viết tính toán chậm.  
- Về Kế hoạch cá nhân một số giáo viên chưa nêu các giải pháp để thực hiện.
- Sổ tích luỹ chuyên môn chưa thể hiện ghi chép tóm tắt nội dung thu lượm được hoặc đúc rút kinh nghiệm vận dụng các chuyên đề trong các tập san giáo dục tiểu học để ứng dụng dạy trên lớp nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy qua tự học, tự rèn.

   +) Đánh giá và xếp loại các loại hồ sơ theo qui định:
   - Ưu điểm: Giáo viên nhìn chung có đầy đủ hồ sơ chuyên môn, đầy đủ các loại sổ sách theo quy định, đa số ghi chép đầy đủ, cập nhật kịp thời, soạn giáo án trước khi lên lớp.
 - Nhược điểm:  Còn giáo viên một số ít loại hồ sơ chưa cụ thể nhất là thông tin sổ chủ nhiệm, cần đầu tư bổ sung chưa tích luỹ chuyên môn tiểu học nhiều, chưa có sổ điểm cá nhân( Giáo viên đặc thù).
     +)Tham gia sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, dự giờ thăm lớp:
Đa số giáo viên có tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn trường, cụm, có dự giờ thăm lớp số tiết dự khá nhiều, song nhận xét đánh giá trong quá trình dự còn có tiết đánh giá nhận xét ít, thiếu cụ thể nội dung bài dạy của đồng nghiệp, một số tiết dự chưa đánh giá cho điểm và xếp loại giờ dạy sau khi dự .
     +) Sử dụng thiết bị dạy học sẵn có và tự làm:
Giáo viên biết căn cứ mục tiêu, yêu cầu bài dạy, để lựa chọn ĐDDH phù hợp. Giáo viên đa số trình bày bảng khá rõ ràng, ngôn ngữ cụ thể chính xác.
  - Tồn tại: ĐDDH tự làm còn ít, tác dụng chưa cao, sử dụng CNTT còn chưa nhiều.
           d) Thực hiện  công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động giáo dục NGLL, khác :
       Ưu điểm: GV đã có thực hiện đổi mới quản lí học sinh, thực hiện các cuộc vận động, nhất là phong trào xây dựng trường học thân thiện.
       Thực hiện khá tốt công tác chủ nhiệm lớp, học sinh đa số chăm ngoan, lễ phép, khá nghiêm túc trong học bài, làm bài. Y phục gọn gàng
        Tồn tại: Học sinh còn có lớp chưa có nền nếp học tập thật tốt( K4 ) cần quan tâm, giúp đỡ học sinh yếu về rèn chữ giữ vở, cần chú ý hết các đối tượng nhất là học sinh hoang nghịch, còn nhiều lớp chưa trang hoàng lớp học thân thiện, cần quan tâm phong trào VSCĐ, tham gia các hoạt động của trường.
          e) Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
+ Ưu điểm: Giáo viên nhiệt tình thực hiện tốt về tự bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ để nâng cao trình độ, cập nhật tài liệu .
+ Tồn tại:  Giáo viên tích luỹ chuyên môn còn sơ sài, chưa thường xuyên, cần tăng cường tích lũy CM thiết thực hơn, Tham gia trực báo và chào cờ đầu tuần, chuyên đề ở trường chưa thường xuyên, hoặc thiếu ghi chép thể hiện ở sổ.
              + Số trường đạt chuẩn quốc gia các mức: 1
              + Số lượng học sinh nữ: 294, dân tộc, khuyết tật, con thương binh, liệt sĩ, số học sinh tham gia học hướng nghiệp nghề, học 2 buổi/ngày(582 em), số học sinh học Tiếng Anh- Tin học: 367 em, tiếng Pháp, Tiếng Nhật, . . .
              + Số học sinh được miễn học phí, số học sinh được giãm học phí, số học sinh được hỗ trợ chi phí học tập;  
              + Số học sinh bỏ học, chuyển đi, chuyển đến (tính từ đầu năm học đến 01/12/2012).
              + Số xã/phường/thị trấn đạt chuẩn PCGDMN 5 tuổi; đạt chuẩn phổ cấp GDTH đúng độ tuổi; đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.
- Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên (số lượng, chất lượng). Trong đó nêu rõ : Số CBQL (hiện có, biên chế, hợp đồng, thừa, thiếu), số giáo viên (hiện có, biên chế, hợp đồng, thừa, thiếu, số giáo viên trên chuẩn đào tạo, số giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo) và số nhân viên các loại (hiện có, biên chế, hợp đồng, thừa, thiếu) 


  Tổng số CBGV – NV: 36, Trong đó:

Đơn
vị
tính
Cần
 theo
TT
-35
Hưu đến
05/2013
Thừa(+)/
Thiếu(-)
Trình độ chuyên môn
Ghi
chú
Th.s
ĐH
TC
Chưa qua
ĐT
1. Tổng số CBQL
Người
2
2
0
0
0
2
0
0
0

Chia ra -Hiệu trưởng
"
1
1



1




            -Phó Hiệu trưởng
"
1
1



1




2. Tổng số nhân viên
"
3
3
0
0
0
0
2
1
0

Chia ra
"










         - Kế toán- Văn thư
"
1
1




1



         - Thư viện-Thiết bị
"
1
1




1



         - Y tế - Thủ quỹ
"
1
1





1


3. TPT Đội
"
1
1




1



4. Tổng số Giáo viên
"










4.1. Giáo viên 1-1
"
21
21



11
7
3


4.2. Giáo viên đặc thù

"
10
9
0
-1
0
6
2
1
0

Chia ra:
"










              - Tiếng Anh
"
2
2



2




              - Nhạc
"
2
1



1




              - Họa
"
2
2



1

1


              - Thể dục
"
2
2



1
1



              - Tin học
"
2
2








              …………
"










Tổng cộng (1,2,3 và 4)


6
0
0
0
8
5
2
0


- Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học :

Đơn
vị
tính
Cần
Thừa(+)/
Thiếu(-)
Trong tổng số có
Xây mới
phục vụ
năm học
2012-2013
Ghi
chú
m2
Kiên
 cố
Bán
kiên cố
Cải
tạo
 1. Tổng số phòng
Phòng
33
29
-4

23
3
0
10

     Chia ra:
"









     - Phòng học
"
20
20
0

17
0

8

     - Phòng học chức năng
"
3
2
-1

3
3
0
0

          +  Tin học
"
1
1
0
35
1
1



          +  Mỹ thuật
"
1

-1
0
1
1



          +  Âm nhạc
"
1
1
0
0
1
1


N Thuật
          +  Dạy trẻ khuyết tật
"


0
0





     - Phòng chức năng
"
10
7


3
0
0
2

          +  Hiệu trưởng
"
1
1
0
17
1




          +  Phó Hiệu trưởng
"
1
1
0
15
1


1

          +  Văn phòng
"
1
1
0
17
1




          +  Hội đồng giáo viên
"
1
1
0
35





          +  Thư viện
"
1
1
0
70





          +  Hoạt động Đội
"
1
1
0
17





          +  Y tế
"
1
1
0
15



1

          +  Thiết bị
"
1
0
-1
0





          +  Thường trực
"
1
0
-1
0





          +  Lưu trữ hồ sơ, tài liệu
"
1
0
-1
0





2. Chỗ ngồi
Chỗ
680
680
0






      + Số nhà tập đa năng hiện có: 0
      + Số bộ thiết bị dạy học tối thiểu hiện có ( cân đối thừa thiếu), các loại thiết bị khác hiện có.
      + Tổng số máy tính hiện có:  23 máy, trong đó máy phục vụ quản lý: 05, máy phục vụ học tập: 18 máy ( mới sửa chữa và nâng cấp sau khi bàn giao)  và được kết nối Internet: 23
                + Tổng số nhà vệ sinh giáo viên hiện có 03, trong đó đạt tiêu chuẩn 03; tổng số nhà vệ sinh học sinh: 03 (02 nhà đạt tiêu chuẩn vệ sinh, trong đó có 03 nhà vệ sinh dành riêng cho nam và nữ).
           - Về tài chính : ( Năm tài chính 2012)
                  1. Tổng thu (a+b) : 2.490.934 triệu đồng
               Chia ra :  a. Tổng thu phí, lệ phí, khác(để lại đơn vị) : 71.750  triệu đồng
                                          - Học 2 buổi : 71.750   triệu đồng
                                          - Lệ phí   : . . . . triệu đồng
                                          - Hoạt động sự nghiệp khác : . . . . triệu đồng
                                    b. Ngân sách NN cấp cho GD – ĐT : 2.419.185  triệu đồng
                                          - Chi thường xuyên : 2.419.185  triệu đồng
                                          - Chương trình mục tiêu : . . . . triệu đồng
                                          - Chi đầu tư phát triển : . . . . triệu đồng
                                          - Chi khác (nếu có)  : . . . . triệu đồng 
                 II. Tổng chi (a+b) : 2.490.934  . triệu đồng
                    a. Chi thường xuyên : 2.490.934  triệu đồng
                    a.1Thanh toán cá nhân : 2.258.836  triệu đồng
                      Trong đó: - Hỗ trợ chi phí học tập HS vùng ĐBKK : . . . . triệu đồng
                                       - Phụ cấp đứng lớp : 445.408 triệu đồng
                                       - Phụ cấp ưu đãi và thu hút : . . . . triệu đồng
                     a.2 Chi phí chuyên môn nghiệp vụ: 42.120  triệu đồng
                     a.3 Chi mua sắm sửa chữa : 118.720 triệu đồng
                     a.4 Chi khác : 71.258  triệu đồng
                    b. Chi đầu tư phát triển : . . . . triệu đồng
                    b.1 Kinh phí XDCB tập trung : . . . . triệu đồng
                    b.2 Kinh phí Chương trình kiên cố hóa: . . . . triệu đồng
                    b.3 Kinh phí từ các dự án ODA: . . . . triệu đồng
                    b.4 Kinh phí nguồn khác      : . . . . triệu đồng.

IV. Kế hoạch phát triển năm học 2013-2014 của các cấp, bậc học :
        ( Nêu rõ kế hoạch và giải pháp thực hiện)
            - Về mạng lưới trường ,lớp, học sinh của các cấp, bậc học trên địa bàn (nêu số tuyệt đối và tỷ lệ % về tăng giảm so với năm học 2012-2013, tỷ lệ % huy động học sinh ra lớp so với dân số trong độ tuổi, tỷ lệ % học sinh tuyển mới ở nhà trẻ, mẫu giáo, lớp 1 và lớp 6). Trong đó, dự kiến  :
              + Số trường sẽ đạt chuẩn quốc gia các mức.
              + Số lượng học sinh nữ, dân tộc, khuyết tật, con thương binh, liệt sĩ, số học sinh tham gia học hướng nghiệp nghề, học 2 buổi/ngày, số học sinh học Tiếng Anh, tiếng Pháp, Tiếng Nhật, . . .
              + Số học sinh được miễn học phí, số học sinh được giãm học phí, số học sinh được hỗ trợ chi phí học tập;
              + Số xã/phường/thị trấn đạt chuẩn PCGDMN 5 tuổi; đạt chuẩn phổ cấp GDTH đúng độ tuổi; đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.
            - Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên (nhu cầu, thừa thiếu). Trong đó nêu rõ : Số CBQL (nhu cầu, thừa, thiếu), số giáo viên (nhu cầu, thừa, thiếu, ) và số nhân viên các loại (nhu cầu, thừa, thiếu)    
 - Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học :
      + Phòng học (nhu cầu, cân đối thừa thiếu) . Trong đó nhu cầu xây mới bao nhiêu phòng?
      + Phòng bộ môn, phòng thực hành, phòng thí nghiệm (nhu cầu, cân đối thừa thiếu) . Trong đó nhu cầu xây mới bao nhiêu phòng?
      + Nhu cầu xây mới Nhà tập đa năng cho các trường THCS nào ?
      + Các phòng chức năng khác (nhu cầu, cân đối thừa thiếu) . Trong đó nhu cầu xây mới bao nhiêu phòng?
      + Thiết bị dạy học tối thiểu ( nhu cầu, cân đối thừa thiếu), Trong đó nhu cầu số bộ mua mới.
      + Máy tính : Nhu cầu mua mới bao nhiêu bộ
      + Chỗ ngồi học sinh (nhu cầu, cân đối thừa thiếu). Trong đó nhu cầu đóng mới bao nhiêu chỗ?
                 + Nhà vệ sinh (nhu cầu, thừa thiếu) . Trong đó cần xây mới bao nhiêu nhà vệ sinh giáo viên; bao nhiêu nhà vệ sinh dành riêng cho học sinh nam, bao nhiêu nhà vệ sinh dành riêng cho học sinh nữ.
           - Về tài chính : Dự kiến năm học 2013-2014 (Năm tài chính 2013)
                  1. Tổng thu (a+b) : 2.981.732 triệu đồng
             Chia ra :  a. Tổng thu phí, lệ phí, khác(để lại đơn vị) : 117.450  triệu đồng
                                          - Học 2 buổi  : 117.450  triệu đồng
                                          - Lệ phí   : . . . . triệu đồng
                                          - Hoạt động sự nghiệp khác : . . . . triệu đồng
                                    b. Ngân sách NN cấp cho GD – ĐT : 2.864.282 triệu đồng
                                          - Chi thường xuyên : 2.864.282  triệu đồng
                                          - Chương trình mục tiêu : . . . . triệu đồng
                                          - Chi đầu tư phát triển : . . . . triệu đồng
                                          - Chi khác (nếu có)  : . . . . triệu đồng 
                 2. Tổng chi (a+b) : 2.981.732  . triệu đồng
                    a. Chi thường xuyên : 2.981.732  triệu đồng
                    a.1Thanh toán cá nhân : 2.604.731  triệu đồng
                      Trong đó: - Hỗ trợ chi phí học tập HS vùng ĐBKK : . . . . triệu đồng
                                       - Phụ cấp đứng lớp : 468.600 triệu đồng
                                       - Phụ cấp ưu đãi và thu hút : . . . . triệu đồng
                     a.2 Chi phí chuyên môn nghiệp vụ: 96.480  triệu đồng
                     a.3 Chi mua sắm sửa chữa : 178.052  triệu đồng
                     a.4 Chi khác : 102.469 triệu đồng
                    b. Chi đầu tư phát triển : . . . . triệu đồng
                    b.1 Kinh phí XDCB tập trung : . . . . triệu đồng
                    b.2 Kinh phí Chương trình kiên cố hóa: . . . . triệu đồng
                    b.3 Kinh phí từ các dự án ODA: . . . . triệu đồng
                    b.4 Kinh phí nguồn khác      : . . . . triệu đồng

           V. Một số kiến nghị, đề xuất :
                - Đối với bộ GD&ĐT
                - Đối với UBND tỉnh và Sở GD&ĐT
                - Đối với UBND huyện/thị xã/thành phố

Nơi nhận:                                                             
- Phòng GD& ĐT thị xã;
- UBND xã Hương Toàn;
- Lưu.VT.

HIỆU TRƯỞNG





                Nguyễn Xuân Lựa