Diễn văn Lễ ra mắt CLB Bóng đá

Kính thưa quý vị đại biểu.

Kính thưa các mạnh thường quân và các nhà hảo tâm.

Thưa quý thầy cô và các em học sinh của 3 CLB.

Trước tiên tôi xin chúc quý vị đại biểu các nhà hảo tâm các mạnh thường quân lời chúc sức khỏe và hạnh phúc.

Lập thành tích chào mừng 68 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ( 22/12/1944-22/12/2012). Đồng thời ra mắt CLB bóng đá, tạo sân chơi bổ ích cho các em chơi để học tập tốt, chơi không cạnh tranh với lối chơi thân thiện. Được sự đồng ý của lãnh đạo cấp trên và được sự quan tâm của Liên đoàn Bóng đá Nauy và sự giúp đỡ của các CLB trên địa bàn thị xã. Nhà trường tổ chức ra mắt CLB bóng đá

Thưa quý vị bóng đá ở trường học là sân chơi bổ ích cho các em, nơi rèn luyện cho các em sức khỏe tốt để học tập, kỹ năng sống;vui để học tập, chơi để mà học, học để mà chơi. Sân chơi cho tất cả các em và thật sự các em đã học tập tốt. Trong đợt thi học sinh giỏi cấp thị xã đã có 8 em đạt giải thì có 6 em nằm trong CLB như em nguyễn Thị Thu Đông em Tống Hồ Huyền Trang… mặt dù mới thành lập nhiều động tác, nhiều kỹ năng còn vụng về, nhưng các em chơi thật sự nhiệt tình.

Đến thời điểm này hầu như buổi sáng đến trường rồi giờ ra chơi các em từng tốp nô đùa với trái bóng tạo không khí ở trường thật sự sội nổi. Những trò chơi hoan nghịch được giảm dần. Đây thật sự là Dự án bóng đá cộng đồng mang lại

Kính thưa quý vị, quý vị hãy nhìn thấy không khí hôm nay CLB trường tiểu học số 2 Hương Toàn ra mắt với tâm trạng các em vui vẻ phấn khởi, tràn ngập niềm vui. Đối với CLB cũng mong rằng được sự quan tâm của dự án và sự lan tỏa của dự án bóng đá cộng đồng tại Việt Nam về Hương Toàn 2 nói riêng và các trường tiểu học trên địa bàn thị xã nói chung. Tất cả học sinh đều được hưởng lợi.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn quý vị, năm 2012 đã lui dần năm 2013 sắp đến xin chúc quý vị đại biểu, quý vị khách mời, các nhà hảo tâm, các CLB quý thầy cô giáo và các em học sinh cùng quý bậc phụ huynh, một năm mới sức khỏe hạnh phúc và tràn ngập niềm vui.

Xin chân thành cảm ơn./.

Hương Toàn, ngày 22 tháng 12 năm 2012

Hiệu trưởng

Nguyễn Xuân Lựa

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

CẢM XÚC NGÀY HỘI KỸ NĂNG SỐNG

CẢM XÚC NGÀY HỘI KỸ NĂNG SỐNG
          Ngày 30 tháng 10 năm 2013 vừa qua, Câu Lạc bộ bóng đá Trương tiểu học số 2 Hương Toàn đã tổ chức Ngày hội kỹ năng sống cho học sinh khối 3,4,5. Đó là một ngày hội thật vui và bổ ích.
          Sáng hôm đó, đúng vào lúc 7g 30 phút, sau lễ khai mạc, là các trò chơi khởi động của các thầy cô giáo là các Hướng dẫn viên của CLB. Các Thầy cô trong  câu lạc bộ đã kiểm tra vốn hiểu biết của học sinh bằng những câu hỏi trắc nghiệm với nhiều vấn đề khác nhau. Mỗi câu hỏi mà các HDV đưa ra là mỗi lần chúng em được vui, và được hiểu:  vui vì đã trả lời đúng và được nhận những món quà nhỏ xinh xắn ; hiểu vì qua những câu hỏi trắc nghiệm đó chúng em đã được tích lũy thêm những kiến thức bổ ích.
          Thật vậy! Đối với chúng em, những đứa trẻ  lên 9 lên 10 thì những vấn đề về HIV/AIDS, hay ATGT vẫn còn xa lạ và mơ hồ. Nhưng chỉ qua một thời gian ngắn ngủi của ngày hội mà tất cả chúng em đều hiểu được:  HIV/AIDS là gì? Con đường lây nhiễm HIV/AIDS? Cách phòng tránh HIV/AIDS ra sao?
          Vâng, có thể nhều người cho rằng học sinh tiểu học chưa phải là đối tượng của HIV/AIDS, chưa phải là lực lượng chống lại HIV/AIDS. Nhưng chúng em là thế hệ trẻ, là tương lai của đất nước thì việc hình thành ý thức về vấn đề đó không phải là qua sớm.
          Vượt lên trên tất cả, em và các bạn đều hiểu rằng: HIV/AIDS không lây qua con đường giao tiếp bình thường. Và nếu như  ở ngôi Trường tiểu học số 2 Hương Toàn hay trên địa bàn nơi chúng em đang sinh sống, có ai bị nhiễm căn bệnh thế kỷ đó thì chúng em vẫn sẵn sàng giúp đỡ, quan tâm bằng tình yêu và sự chân thành.
          Bên canh chủ đề HIV/AIDS, chúng em còn được quý thầy cô hướng dẫn  viên trang bị thêm những kiiến thức về ATGT một vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay. Chúng em hiểu và nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của bản thân, của gia đình và của toàn xã hội đối với vấn đề ATGT.
          Đến với ngày hội KNS chúng em không chỉ được học mà còn được chơi. Những trò chơi diễn ra vô cùng sôi nổi và hào hứng. Quý thày cô HDV chia các khối thành ba nhóm  với những hoạt động khác nhau:  đây là nhóm các bài  tập đá bóng và những trò chơi với trái bóng, kia là nhóm thuyết trình về HIV/AIDS, và kia nữa là nhóm chơi các trò chơi dân gian. Ai cũng được tham gia tất cả các trò chơi. Tiếng cười trẻ thơ hòa cùng trái bóng, hòa cùng những giọt nước đổ trên sân, Khuôn mặt bạn nào cũng đỏ bừng, áo bạn nào cũng  ướt đẫm mồ hôi, nhưng nụ cười vẫn rạng rỡ trên môi.
          Ôi một ngày thật vui! Ngày hôm nay sẽ qua đi nhưng những gì chúng em có được: Sự hiểu biết, những kỷ năng, tình đoàn kết và yêu thương giữa bạn bè, thầy cô vẫn còn ở lại trong những ngày sau.
                                                                               

Trần Thị Quỳnh Dư –(Cầu thủ lớp 5/2)

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG TRÀ   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HƯƠNG TOÀN                                              ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
                                                    
                                                                                    Hương Toàn, ngày 17 tháng  5 năm 2012


SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KĨ THUẬT

                               Đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 4

I/ SƠ YẾU LÍ LỊCH:
- Họ và tên: NGUYỄN THỊ HIỀN.        Nam, nữ: Nữ
- Ngày, tháng, năm sinh: 06 – 02- 1976.
- Quê quán: Hương Toàn, Hương Trà, Thừa Thiên Huế.
- Nơi thường trú: Hương Toàn, Hương Trà, Thừa Thiên Huế.
- Đơn vị công tác: Trường tiểu học số 2 Hương Toàn.
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên.
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm.
- Những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện nhiệm vụ:
* Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm lớp 4B
* Những khó khăn:
  + Phần đông gia đình học sinh làm nghề nông, kinh tế gia đình còn khó khăn nên đã trở ngại không ít cho việc học tập của các em.
  + Địa bàn Hương Toàn thấp lụt nên đã ảnh hưởng đến việc đi học chuyên cần của học sinh.
  + Trường học đang xây dựng nên chỉ học 1 buổi/ngày.
* Những thuận lợi:
  + Phòng giáo dục và đào tạo Hương Trà cùng nhà trường và địa phương luôn quan tâm giúp đỡ.
  + Học sinh ngoan hiền, lễ phép, biết vâng lời thầy cô, có ý thức học tập tốt và có đồ dùng học tập tương đối đầy đủ.

II/ SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ:
1) Thuận lợi:
 - Trường tiểu học số 2 Hương Toàn nằm trên địa bàn khá thuận lợi, nhà trường  luôn được Phòng giáo dục và đào tạo Hương Trà cùng Đảng , chính quyền địa phương xã Hương Trà quan tâm giúp đỡ.
 - Cơ sở vật chất và trang thiết bị đầy đủ đã đáp ứng cho việc dạy và học khá thuận tiện.
 - Đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường đạt và vượt trình độ chuẩn; không ngừng học tập, trau dồi kiến thức và trình độ tay nghề; an tâm công tác và nhiệt tình trong công việc.
 - Hoạt động giáo dục của nhà trường đã ổn định, đi vào nề nếp, đã huy động 100% trẻ em 6 tuổi vào lớp 1.  


2) Khó khăn:
 - Trường tiểu học số 2 Hương Toàn có tới 3 cơ sở: điểm trường chính, điểm Triều Sơn Trung, điểm giáp Kiền. Điều này đã rất bất tiện cho việc quản lí và dạy học.
 - Khuôn viên trường chưa có tường rào bao bọc, sân trường còn thiếu cây xanh bóng mát, chưa có sân để học sinh học thể dục.

III/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KĨ THUẬT:
   Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, là bậc học quan trọng. Học sinh phải được giáo dục toàn diện nhằm giúp các em hình thành nhân cách. Làm sao để các em học mà chơi, chơi mà học với một ngày đến trường là một ngày vui. Vì vậy, một giáo viên Tiểu học với công việc làm công tác chủ nhiệm lớp là rất quan trọng. Muốn nâng cao chất lượng học tập và đạo đức của học sinh thì giáo viên chủ nhiệm phải biết xây dựng nề nếp tốt cho lớp học. Thực hiện được điều này chính đã là giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, giúp các em ngày càng phát triển hoàn thiện hơn. Các em sẽ có ý thức trong học tập, lao động và các hoạt động khác. Ngoài ra, các em còn biết xây dựng một tập thể lớp tốt để học tập và rèn luyện không ngừng tiến bộ. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài sáng kiến cải tiến kĩ thuật “ Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 ”.
* SỐ LIỆU VÀ THỰC TRẠNG BAN ĐẦU:
   Năm học 2011 – 2012 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4B. Lớp 4B có tổng số 28 em, trong đó có 16 nữ. Phần lớn các em có cùng độ tuổi ( 9 tuổi ), có 2 em ngoài độ tuổi. Các em có tinh thần đoàn kết, có ý thức tốt trong học tập và lao động; biết lễ phép, kính trọng thầy cô giáo.
 Bên cạnh đó, một số học sinh ở giáp Kiền hay nghỉ học vào mùa mưa lụt. Em Hồ Thị Phương Anh mồ côi cha từ nhỏ. Các em còn hoang nghịch như em Nguyễn Trần Xuân Quý, Hoàng Trọng Việt, Hoàng Xuân Tây, Nguyễn Ngọc Thảo.
   Ngay từ đầu năm nhận lớp, dưới sự chỉ đạo của nhà trường, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm hai môn Toán và Tiếng Việt, kết quả như sau:


GIỎI
KHÁ
TR.BÌNH
YẾU
SL
%
Nữ
SL
%
Nữ
SL
%
Nữ
SL
%
Nữ
T.V
6
21,43
6
10
35,72
5
12
42,85
5



Toán
3
10,71
3
9
32,15
7
14
50,0
5
2
7,14


 IV/ NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH CỦA SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KĨ THUẬT:
1) Xây dựng đội ngũ cán sự lớp và tổ chức lớp học:
   Tôi chọn những em có kết quả học tập tốt, có ý thức trách nhiệm cao, năng động để bầu vào ban cán sự lớp và giao nhiệm vụ cho từng thành viên.
   Tôi tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em, nắm khả năng học tập, tính tình của từng học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm năm học trước. Chia các tổ có số học sinh nam nữ; học sinh có học lực giỏi, khá, trung bình, yếu đồng đều giống nhau.
   Về cơ cấu:
    - Một lớp trưởng: Tống Hồ Huyền Trang.
    - Một lớp phó học tập: Hồ Thị Ngọc Lan.
    - Một lớp phó văn thể mỹ: Nguyễn Thị Xuân Mai.
    - Một lớp phó lao động: Nguyễn Thị Duyên.
  
    Ba tổ trưởng và ba tổ phó:
   - Trần Thị Liễu, Hồ Thị Phương Anh.
   - Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Ngọc Hằng.
   - Trần Hữu Nhật Tiến, Trần Thị Quỳnh Thư.
   Tôi hướng dẫn giao nhiệm vụ cụ thể với kế hoạch từng tuần rõ ràng. Theo tôi nghĩ xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp gương mẫu, tự giác là một yếu tố quan trọng trong chương trình rèn luyện của học sinh tiểu học.
2) Xây dựng nội quy lớp học:
   1. Đi học đúng giờ, chuyên cần.
   2. Trang phục đúng quy định; khăn quàng, bảng tên đầy đủ.
   3. Không nói tục, chửi thề.
   4. Bỏ rác đúng nơi quy định.
   5. Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
   6. Phải học bài và làm bài đầy đủ.
   7. Tắt đèn, quạt máy khi ra khỏi phòng học.
   8. Luôn yêu thương, đoàn kết và biết giúp đỡ bạn bè.
3) Xây dựng nề nếp học tập và ý thức trong giờ học:
   Nội quy học sinh là những quy định về nề nếp, kĩ cương về trường học nên có tác dụng giáo dục đạo đức, ý thức cho học sinh. Ngay từ đầu năm học, theo kế hoạch chỉ đạo của nhà trường, tôi đã cho học sinh học tập nội quy của nhà trường và nội quy học tập của lớp. Trong 15 phút đầu giờ mỗi ngày, tôi đã hướng dẫn các em tổ trưởng truy bài đầu giờ các bạn trong tổ của mình, dần dần xây dựng một ý thức tự quản dưới sự điều khiển của lớp trưởng và lớp phó. Các học sinh yếu được lên bảng thường xuyên làm những bài tập bắt đầu từ đơn giản trước. Từ đó, các em có ý thức tự học và ham học hơn. Với hình thức xây dựng “ Đôi bạn cùng tiến” , các em học sinh giỏi đã giúp đỡ các em học sinh yếu vào những giờ tự học, và những lúc ở nhà. Học sinh không những được tiến bộ trong học tập mà có thêm tình thân, sự đoàn kết, gắn bó với nhau hơn. Đó cũng là yếu tố hình thành nhân cách tốt cho các em.
   Tôi đã giáo dục học sinh ý thức giờ nào việc nấy, biết chú ý nghe bạn nói, biết lắng nghe thầy cô giảng bài. Tôi không quên tạo phong trào thi đua giữa các tổ, cá nhân. Phong trào thi đua này được tiến hành liên tục tuần nối tuần, suốt trong cả năm học. Với hình thức khen thưởng, động viên kịp thời là một yếu tố vô cùng quan trọng không thể thiếu vì đó là động lực giúp các em cố gắng, nổ lực hơn. Ngoài ra, đối với những học sinh vi phạm nội quy, tôi sẽ xử lí tùy theo mức độ như đổi chỗ ngồi, phê bình trước lớp hoặc trao đổi với cha mẹ học sinh.
4) Xây dựng nề nếp tự quản:
   Tôi đã trang bị cho lớp trưởng, lớp phó, ba tổ trưởng mối em một quyển sổ tay để ghi những hoạt động trong ngày.
   - Lớp trưởng điều khiển, theo dõi chung cả lớp.
   - Lớp phó nhắc nhở các bạn trực lớp sạch sẽ, đúng quy định chung và phải hoàn tất trước giờ vào học. Ngoài ra, lớp phó cùng các tổ trưởng còn điều khiển việc truy bài đầu giờ cho cả lớp.
   - Các tổ trưởng theo dõi, đánh giá mọi hoạt động của các thành viên trong tổ của mình. Kiểm tra trang phục, khăn quàng, bảng tên trước giờ vào lớp; kiểm tra sách vở và việc học bài, làm bài của các bạn trong tổ của mình. Mọi ưu điểm, khuyết điểm của mỗi học sinh sẽ được nêu rõ trong giờ sinh hoạt lớp cuối tuần. Tôi luôn biểu dương những em có biểu hiện tốt và động viên, khuyến khích kịp thời những em còn thiếu ý thức tự quản.
5) Vai trò của giáo viên chủ nhiệm:
    Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi đang hình thành nhân cách. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm là người vô cùng quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Tôi luôn cố gắng trong từng hành vi, lời nói sao cho chuẩn mực để các em noi theo. Giáo dục các em phải biết lễ phép, vâng lời và thành thật.Bằng tình thương yêu và cả một tấm lòng chân tình, tôi sẵn sàng gần gũi, giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn trong học tập. Tôi đã đối xử công bằng, không phân biệt đối xử giữa học sinh giỏi và học sinh yếu. Mỗi giờ lên lớp, tôi luôn vui vẻ, thân thiện và nhẹ nhàng với học sinh. Những gương người tốt việc tốt giúp cho các em noi theo để từ đó các em có được ý thức tốt trong hạnh kiểm cũng như trong học tập.
   Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm còn phải biết cách vận dụng các trò chơi học tập vào trong các tiết dạy để tạo hứng thú cho học sinh. Bên cạnh đó, việc khen thưởng, động viên học sinh kịp thời và thường xuyên liên tục trao đổi với cha mẹ học sinh cũng là những việc làm rất quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm.

V/ KẾT QUẢ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CÓ SỨC LAN TỎA MÀ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KĨ THUẬT MANG LẠI:
   Qua một quá trình thực hiện các giải pháp trên cho công tác chủ nhiệm cùng với sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường, lớp 4B của tôi đã đạt được những kết quả như sau:
   * Đối với tập thể lớp:
       - Duy trì 100% về số lượng.
       - Đạt lớp mẫu, lớp vở sạch chũ đẹp.
       - Đạt chi đội mạnh.
       - Chất lượng cuối năm như sau:
           + Về hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ: 28/16. Đạt tỉ lệ: 100%
           + Về học lực:

GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
SL
%
NỮ
SL
%
NỮ
SL
%
NỮ
SL
%
NỮ
8
28,6
7
11
39,3
6
9
32,1
3
0



* Đối với cá nhân học sinh:
- Em Tống Hồ Huyền Trang đạt giải khuyến khích môn Tiếng Việt trong kì thi học sinh giỏi cấp Thị xã.
- Em Tống Hồ Huyền Trang đạt giải khuyến khích cấp Thị xã trong kì thi vẽ tranh qua máy tính.
- Các em: Nguyễn Thị Xuân Mai, Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Thị Ngọc Hằng đạt giải nhì cụm và giải ba cấp Thị xã trong kì thi Ca khúc hoa phượng đỏ.
- Ngoài ra, một số em cũng rất tiến bộ trong học tập như em: Trần Thị Quỳnh Thư, Trần Thị Ngọc Liễu, Dương Thị Bích Ngọc, Trần Như Quốc Thái.

VI/ KẾT LUẬN:
   Trong quá trình thực hiện một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm, bản thân tôi rút ra được bài học kinh nghiệm như sau:
  - Ngay từ khi nhận lớp, giáo viên cần tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh để có phương pháp dạy học cho phù hợp.
  - Liên hệ với giáo viên chủ nhiệm năm trước để năm rõ hạnh kiểm và khả năng học tập của các em.
  - Khảo sát chất lượng đầu năm để nắm chất lượng của lớp.
  - Giáo viên phải biết động viên, khen thưởng học sinh kịp thời, đồng thời luôn tạo mối quan hệ thân thiện, gần gũi với học sinh.
  - Kết hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên bộ môn.
  - Giáo viên thường xuyên trao đổi, liên hệ với cha mẹ học sinh.
  - Giáo viên phải biết duy trì và phát huy những nề nếp tốt, khắc phục những mặt còn hạn chế của lớp.
  - Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm phải luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
  Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng trong công tác chủ nhiệm. Kính mong quý cấp góp ý xây dựng, tôi xin chân thành cảm ơn.

                                                                                           Người viết sáng kiến




                                                                                               Nguyễn Thị Hiền
               















      












  ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN CỦA ĐƠN VỊ XÁC NHẬN XẾP LOẠI
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
XẾP LOẠI:……………………………………………………………………………

                                                              Hương Toàn, ngày……tháng 05 năm 2012
                                                             HIỆU TRƯỞNG – CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG













KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KĨ THUẬT
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG TRÀ
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............................
XẾP LOẠI: …………………………………………………………………………....


                                                                           Hương Trà, ngày …. tháng 05 năm 2012
                                                                   TRƯỞNG PHÒNG – CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Rèn chữ viết cho học sinh lớp 4B

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  HƯƠNG TRÀ
         TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HƯƠNG TOÀN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hương Trà, ngày 01 tháng 03 năm 2013
SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT
Đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
Tên đề tài: RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 4B.
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
- Họ và tên: Nguyễn Thị Anh Thư  Bí danh: Không           Nam, nữ: Nữ
- Ngày, tháng, năm sinh: 20/04/1986
- Quê quán: Phong Hiền, Phong Điền, Thừa Thiên Huế
- Nơi thường trú: Hương Văn, Hương Trà, Thừa Thiên Huế
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học số 2 Hương Toàn
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: ĐHSP Tiểu học
II. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ:
Trường Tiểu học số 2 Hương Toàn đóng trên địa bàn xã Hương Toàn, trải dài trên 6 thôn, trường có hai cơ sở cách xa nhau, trường nằm ở trung tâm của xã, là vùng thấp lụt nên ảnh hưởng rất nhiều trong hoạt động nhất là vào mùa mưa lụt. Trường có 20 lớp với 582 học sinh
Những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ:
    Thuận lợi
Năm học 2012-2013 là năm học có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, được sự quan tâm lãnh chỉ đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hương Trà, Đảng uỷ, UBND xã Hương Toàn, quy mô trường lớp của nhà trường được thu gọn, bộ mặt nhà trường ngày một đổi thay “Trường ra trường, lớp ra lớp”.
Trang thiết bị dạy và học được ngành Giáo dục đầu tư kịp thời và đầy đủ, kinh tế xã hội địa phương phát triển mạnh, chính quyền địa phương tạo điều kiện về các nguồn thu, đội ngũ thầy cô giáo đoàn kết, tích cực giảng dạy, đời sống giáo viên ngày càng được cải thiện, đại bộ phận phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học hành của con em, học sinh đến trường có đầy đủ đồng phục áo trắng quần xanh, sách vở dụng cụ học tập đầy đủ.
          Khó khăn:
-Mặc dù quy mô nhà trường được thu gọn nhưng vẫn còn 2 điểm trường, số lượng học sinh không đồng đều ở các lớp 1.
-Trường có cơ sở lẻ nên việc quản lý không tập trung, dân số các thôn không đồng đều nên số lượng học sinh trong từng lớp có độ chênh lệch lớn.
- Mặt bằng dân trí của bộ phận dân địa bàn còn thấp.
- Đời sống nhân dân chủ yếu là nông nghiệp chưa có bước phát triển vượt bậc về kinh tế nên đời sống còn khó khăn.
- Một số đông phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em hầu hết khoán trắng cho giáo viên.
    - Học sinh vẫn còn em chưa qua mẫu giáo vào lớp, trẻ chậm phát triển trí tuệ vẫn còn, sự quan tâm chăm sóc sức khoẻ của một bộ phận phụ huynh đối với
con em chưa.
III - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT:
    - Bất kỳ nước nào, môn học tiếng mẹ đẻ đều có trách nhiệm rèn luyện cho học sinh 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Vì vậy, mục đích rèn luyện cho học sinh viết đúng chữ Việt là một nhiệm vụ quan trọng.
          - Thực tế hiện nay có những quan điểm sai lầm về việc rèn chữ viết cho học sinh tiểu học:
   * Trước đây chúng ta thường nghe nói : "Chữ tốt là do hoa tay, văn hay là do trí óc". Trong thực tế xưa và nay cho thấy điều đó không hoàn toàn đúng, mà quan trọng hơn cả là ở sự "rèn luyện" . Hẳn các bạn còn nhớ câu chuyện "Thần Siêu luyện chữ" hay câu chuyện quyết tâm trở thành người văn hay chữ tốt của ông Cao Bá Quát?
          * Một số phụ huynh có quan điểm cho rằng chữ viết chẳng đóng vai trò gì trong con đường học vấn của con mình.
- Chúng ta cần nhớ rằng: Ông cha ta từng có câu : " Nét chữ, nết người "; chữ viết là thể hiện tính cách phẩm chất đạo đức của con người, nhìn nét chữ người ta có thể đánh giá được con người đó, cẩn thận hay cẩu thả, có tinh thần kỷ luật hay không ? Có tôn trọng mình và người khác hay không ? Có óc thẩm mỹ hay không ? Có kiên trì hay không ?....Chính vì thế, việc rèn chữ viết cho học sinh là một việc cần thiết, không chỉ để giúp các em có chữ viết đẹp và học tập tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác mà còn để rèn luyện nhân cách đạo đức cho các em.
          - Đại đa số h/s chưa có thói quen rèn chữ viết, không có ý thức trong việc rèn chữ viết.
-Khi chưa áp dụng kinh nghiệm thì tỉ lệ học sinh viết chữ xấu còn cao, đa số các em viết chưa đúng mẫu chữ ban hành ( QĐ số 31, Bộ trưởng BGD & ĐT ban hành ngày 14/06/2002) .
     Vậy vấn đề đặt ra là làm sao rèn chữ viết đẹp cho học sinh và rèn như thế nào để đạt hiệu quả? Với ý thức lương tâm, trách nhiệm của người giáo viên Tiểu học, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp giúp các em có được chữ viết đẹp .
  Qua một số năm thực nghiệm, tôi rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ, có thể chưa phải là tối ưu hoặc cũng có thể có đồng nghiệp vẫn thường làm, song qua việc áp dụng kinh nghiệm tôi thấy có những kết quả nhất định. Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra để các đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng và góp thêm ý kiến.
IV - NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH CỦA SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT:
1- Ôn lại tư thế ngồi viết và cách cầm bút đúng:
a. Tư thế ngồi viết

-Tư thế ngồi viết phải thoải mái, không gò bó. Khoảng cách từ mắt đến vở từ 25cm đến 30 cm.
- Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Hai chân thoải mái, không chân co chân duỗi.
- Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định. Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
- Ánh sáng phải đủ độ và thuận chiều, chiếu từ bên trái sang.


b. Cách cầm bút đúng

- Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái, trỏ, giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết . Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay.
- Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út va áp út (ngón deo nhẫn). Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út).
- Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy.
- Ở giai đoạn viết chì, cần chuẩn bị chu đáo cho đầu nét chì hơi nhọn đúng tầm. Nếu quá nhọn dẫn đến nét chữ quá mảnh, đôi khi còn chọc thủng giấy. Ngược lại, đầu nét chì quá “tù”, nét chữ quá to, chữ viết ra rất xấu.

2- Ôn lại tiêu chuẩn chữ viết đẹp :
a. Viết đúng hình dáng, kích thước từng chữ cái, âm, vần, tiếng.
b. Viết rõ ràng, đều nét giữa các tiếng, con chữ.
c. Biết cách nối liền các chữ cái khi viết, có nét thanh, nét đậm.
d. Đẹp hình dáng, độ cao giữa các chữ trên dòng kẻ, khoảng cách giữa các chữ, chữ ngay ngắn.
e. Bài viết sạch, trình bày cân đối, đảm bảo tốc độ, thời gian viết.
3- Lựa chọn nội dung cho học sinh rèn luyện :
* Phần 1 : Luyện viết chữ cái, chữ số ( phân nhóm cho dễ luyện ) .
- Nhóm 1 : o, ô, ơ, c, a, ă , â, d, đ, q, chữ số : 0 , 6 , 9 .
Viết từ ứng dụng : cần cù, lễ độ .
- Nhóm 2 :  e, ê, l, b, h, k, chữ số :  1 , 2 , 3 .
Viết từ ứng dụng : hiếu thảo, lễ phép, khiêm tốn .
- Nhóm 3 :  m, n, v, r, s, x , chữ số : 4 , 5 .
Viết từ ứng dụng : vượt khó, tự học, xuất sắc .
- Nhóm 4 :  p  ,  i  ,  t ,  u ,  ư ,  y , chữ số : 7 , 8 .
Viết từ ứng dụng : tự tin, yêu thầy, mến bạn .
* Phần 2 : Luyện viết phụ âm kép :
- Nhóm 1 :  tr ,  th ,  nh ,  ph ,  ch ,  kh .
Viết từ ứng dụng :  chăm ngoan, chịu khó .
- Nhóm 2 :  qu ,  gi ,  ng ,  gh ,  ngh .
Viết từ ứng dụng :  siêng năng, nghỉ hè .
* Phần 3 : Luyện viết chữ cái hoa :
- Nhóm 1 :  A ,  Â , M , N  . Viết đoạn thơ ứng dụng .  
- Nhóm 2 :  P , B , R , D , Ð  . Viết đoạn thơ ứng dụng .
- Nhóm 3 :  C , S , L , G , E , Ê  . Viết đoạn thơ ứng dụng .
- Nhóm 4 :  J , K , H , V  . Viết đoạn thơ ứng dụng .
- Nhóm 5 :  O , Ô , O , Q , Q , T  . Viết đoạn thơ ứng dụng .
- Nhóm 6 :  X , M , N , V , U , U , Y  . Viết đoạn thơ ứng dụng .
* Phần 4 : Luyện các chữ thường viết sai về độ cao, kích thước, nét chữ:
Luyện viết các chữ :  t, d, đ, p, q , h , k , l , b , g , gh , ngh , nh , ch , th .
Các chữ :   h , k , l , b , g , gh , ngh , nh , ch , th cần được rèn vài lần . GV Lưu ý h/s viết đúng về độ cao, các nét khuyết .
* Phần 5 : Luyện tập tổng hợp :
- Viết bảng chữ cái viết hoa : 5 ô li và 2,5 ô li .
- Viết đoạn thơ, đoạn văn ứng dụng : Chữ đứng, chữ nghiêng .
* Cần lưu ý rằng : Tuỳ thuộc vào thời gian dự kiến rèn luyện mà GV lựa chọn nội dung rèn luyện phù hợp . ( VD: Nếu có ít thời gian rèn luyện thì có thể bỏ qua phần 1 , phần 2 và phần 3 . Tuy nhiên nếu đủ thời gian thì rèn theo trình tự vẫn tốt hơn .) .
4- Sử dụng bảng chữ mẫu và chữ mẫu của giáo viên :
          -Mỗi khi cho học sinh rèn luyện GV cần sử dụng bảng chữ mẫu làm đồ dùng trực quan .
          -Ngoài ra chữ mẫu của GV cũng không kém phần quan trọng . Để chữ viết của GV luôn đảm bảo cũng là đồ dùng trực quan sinh động đối với học sinh, GV cần thường xuyên rèn luyện để viết đúng mẫu chữ. Đặc biệt, mỗi khi viết chữ lên bảng, viết mẫu vào vở cho học sinh hay viết lời phê vào vở học sinh , GV cần nắn nót viết sao cho đẹp; từ đó tạo cho học sinh sự thích thú đọc, ngắm chữ của giáo viên, muốn bắt chước theo chữ của thầy, cô và mong muốn cũng viết đẹp được như thầy cô .
5- Xây dựng ý chí và nghị lực rèn luyện:
  GV cần tác động đến ý chí và nghị lực của học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau :
 - Tạo cảm giác thích thú cho các em bằng những quyển vở được bao bọc đẹp và cẩn thận, đồng bộ cả tập thể lớp để từ đó xây dựng ý thức giữ gìn quyển vở của mình luôn mới, đẹp.
- Hằng tháng tổ chức cho các em thi viết trong lớp trên mẫu giấy quy định, qua đó tạo hứng thú rèn chữ giữ vở cho các em, đồng thời tạo tiền đề cho các em tham gia thi "Viết chữ đẹp" ở các cấp.
- Cho học sinh thấy được ích lợi của viết chữ đẹp: Làm đẹp cho mình, cho người, chính các em cũng thấy thích mắt; mọi người ai cũng thích chữ đẹp, yêu quý, nể phục những người viết chữ đẹp.
- Thường xuyên động viên, khuyến khích các em băng nhiều hình thức như khen ngợi, cho điểm phần chữ đẹp trong tất cả các bài thi nhất là bài viết chính tả và tập làm văn.
-Chấm vở sạch chữ đẹp và xếp loại hàng tháng theo quy định
- GV lấy một số gương điển hình về rèn chữ viết (sưu tầm, lưu trữ bài viết tốt của những em điển hình ở những năm trước) để tác động đến các em và cho các em thấy được có được chữ viết đẹp là do ở sự rèn luyện.
6- Một số biện pháp rèn luyện cho học sinh:
* Uốn nắn nhắc nhở và động viên khuyến khích:
  - Không chỉ trong tiết luyện viết mà trong tất cả các môn học, với quyển vở nào học sinh cũng cần chăm chút, nắn nót từng nét chữ. Trước khi viết mỗi bài, GV cần lưu ý học sinh về tư thế ngồi, điểm đặt bút, độ cao của các con chữ, các nét chữ viết hoa ... Đặc biệt là những nét chữ mà nhiều học sinh trong lớp viết chưa đúng. Đối với tiết luyện viết, yêu cầu các em phải viết tốc độ chậm hơn những bài chính tả thường ngày để điều chỉnh các nét chữ cho đúng mẫu.
  - GV thường xuyên chấm bài, kiểm tra, theo dõi, nhắc nhở, động viên kịp thời những tiến bộ dù là rất nhỏ của học sinh.
  - Mỗi khi đánh giá, chấm, cho điểm trên vở, GV không nên đánh giá quá khắt khe nhất là ở giai đoạn đầu tập luyện (không thể cùng một lúc yêu cầu học sinh sửa ngay được tất cả các lỗi), cần đặt ra yêu cầu ngày càng cao.
  VD: Lúc đầu chú ý tới yêu cầu viết đúng độ cao các con chữ, điểm đặt bút, viết đúng nét cơ bản, liền nét rồi đến những nét khuyết, dần dần yêu cầu học sinh phải viết đều nét, đặt đúng vị trí dấu thanh, chữ đứng, chữ nghiêng học sinh và sau cùng mới đòi hỏi tới tốc độ viết,... Ngoài ra, GV cần động viên, khuyến khích học sinh  mua vở luyện viết theo mẫu của sở dành cho học sinh Tiểu học để luyện thêm theo chữ mẫu trong vở .
* Tổ chức cho học sinh viết chữ đẹp giúp đỡ bạn viết xấu:
  Ngoài những giờ rèn luỵện do GV tổ chức cho cả lớp, GV nên giao nhiệm vụ cho những em viết đẹp mỗi ngày viết cho bạn từ 2-5 chữ đầu mỗi dòng; những em được bạn giúp đỡ phải chủ động đưa vở cho bạn viết mẫu và sau đó tranh thủ thời gian luyện viết theo chữ mẫu của bạn.
* Luyện viết trên vở chính tả:
  Ngoài việc GV hướng dẫn, nhắc nhở học sinh trước và trong khi viết bài chính tả, rút kinh nghiệm sau khi chấm mỗi bài chính tả, trong những tuần đầu, GV cần dành thời gian để viết mẫu vài chữ cuối mỗi bài chính tả (những chữ học sinh hay viết sai mẫu, sai lỗi chính tả), sau đó cho học sinh về nhà viết lại mỗi chữ một dòng theo chữ mẫu của GV. Những tuần sau đó, GV có thể giao cho những em viết đẹp viết mẫu cho bạn ở cuối mỗi bài chính tả (sau khi GV chấm và gạch chân một số chữ viết sai trong bài viết), đối với những em đã viết tương đối đẹp thì có thể tự viết lại.
  Sau mỗi bài chấm, GV nên trực tiếp chỉ cho từng em những lỗi sai sót mà các em thường mắc phải trong bài viết để các em thấy được mà sửa chữa.
V -KẾT QUẢ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG MÀ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT MANG LẠI :
  Qua một thời gian áp dụng những kinh nghiệm trên từ lớp 1 đến lớp 4, tôi thấy kết quả rất khả quan. Ngay trong năm học này, tôi đã áp dụng từ đầu năm học đã có nhiều em tiến bộ rõ rệt, chữ đẹp hơn hẳn hồi đầu năm. Kết quả cụ thể như sau:
*Tập thể lớp:
-100% học sinh đạt loại A.
-Đạt giải Nhất hội thi "Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp" cấp trường.
*Học sinh:
-Trong kì thi "Viết chữ đẹp" cấp trường đạt 01 giải Nhất, 01 giải Nhì đồng thời được chọn dự thi cấp thị xã.
-Trong kì thi "Viết chữ đẹp" cấp thị xã, có em Trần Thị Thùy Trang đạt giải Nhất và được chọn dự thi cấp tỉnh.
- Tại kì thi "Viết chữ đẹp" cấp tỉnh, em Trần Thị Thùy Trang đạt giải Nhất.
Như chúng ta đã biết, hai năm học cuối cấp các em phải viết nhiều hơn, bài viết thường dài hơn, đòi hỏi tốc độ viết cao hơn nên duy trì được chữ viết như năm học trước cũng đã là một điều khó khăn, vậy mà các em lại có những tiến bộ vượt bậc quả là một kết quả thật đáng mừng.
VI.         KẾT LUẬN
Để đạt hiệu quả cao trong công tác rèn chữ viết cho học sinh, người giáo viên tiểu học cần phải:
-Xác định luyện viết đúng, đẹp cho học sinh là một trong những vấn đề quan trọng và thiết thực để nâng cao hiệu quả học tập.
-Phải theo dõi, khảo sát thường xuyên để nắm đối tượng học sinh qua đó có biện pháp phù hợp.
-Đầu tư nhiều thời gian, công sức cùng với một kế hoạch rõ rãng, cụ thể.
-Thường xuyên chấm chữa, kiểm tra, để qua đó kịp thời uốn nắn, động viên, khen thưởng.
- Bên cạnh đó, ngay từ bậc học mầm non, các em cũng cần được làm quen với những con chữ đúng kích cỡ và đẹp.
Tuy nhiên, trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ của cá nhân tôi, cũng có thể có đồng nghiệp khác cũng có kinh nghiệm tương tự và có khi còn là kinh nghiệm hay hơn, hiệu quả hơn. Song tôi vẫn mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm của mình (như trên đã trình bày) hy vọng được đồng nghiệp quan tâm, giúp đỡ và đóng góp ý kiến để sáng kiến này ngày một hoàn thiện hơn.
                              Hương Toàn, ngày 01 tháng 03 năm 2013
                                       Người viết sáng kiến

                     Nguyễn Thị Anh Thư







HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN CỦA ĐƠN VỊ XÁC NHẬN XẾP LOẠI
…………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………………….   *Xếp loại: …………
Hương Toàn, ngày … tháng … năm 20..                                                                 
 HIỆU TRƯỞNG- CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG




KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ  HƯƠNG TRÀ
…………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………….
*Xếp loại: …………
Hương Trà, ngày …tháng … năm 20..                                                     
TRƯỞNG PHÒNG - CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG